Skip to main content

Cách để thành công trong việc trò chơi hóa doanh nghiệp

Cách để thành công trong việc trò chơi hóa doanh nghiệp

Gamification đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và nó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn: tăng doanh thu bán hàng, làm cho nơi làm việc trở nên hấp dẫn hơn, v.v.

Khi được thiết kế một cách phù hợp, trò chơi hóa đã được chứng minh là rất thành công trong việc thu hút mọi người để tăng hiệu suất và phát triển kỹ năng của họ.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn trò chơi hóa những công việc cũng như trải nghiệm của nhóm bán hàng.

1. Phần thưởng không phải là tất cả trong trò chơi hóa

Mọi người thường có suy nghĩ rằng chỉ những trò chơi có phần thưởng hào nhoáng mới thu hút được người chơi. Và điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Gamification trong kinh doanh chủ yếu tập trung vào khả năng cạnh tranh, cho dù là cạnh tranh với đồng nghiệp khác hay với chính mình, sẽ giúp thúc đẩy người chơi cải thiện bản thân.

Phụ thuộc quá nhiều vào phần thưởng bằng tiền có một số điểm yếu:
- Công ty của bạn sẽ không thể tiếp tục nếu ngân sách dành cho phần thưởng bị hạn chế.
- Kiếm phần thưởng bằng tiền không phải là mục tiêu ban đầu của trò chơi hóa. Nếu mọi người đánh đồng trò chơi với việc kiếm thêm thu nhập, họ sẽ bắt đầu coi nó như một công việc (và không còn là một hoạt động thú vị nữa).

2. Đảm bảo sự công bằng

Khung tính điểm và hướng dẫn rõ ràng giúp mọi người hiểu cách thức hoạt động của trò chơi, mục tiêu và cách đạt được nó.

Đối với bán hàng, mục tiêu có thể là thúc đẩy khách hàng tiềm năng, cơ hội mới, tăng độ tiếp cận của thương hiệu đến với mọi người, v.v.

Khi các đội tìm hiểu thêm về trò chơi, họ sẽ hăng hái tham gia và tương tác nhiều hơn với trò chơi.

3. Làm cách nào để bạn xác định và thu hút 10% nhân viên hiệu quả nhất?

Bạn có biết ai là 10% nhân viên bán hàng hoạt động hiệu quả nhất của bạn không?

Ai cũng muốn giúp các nhân viên của mình giao tiếp nhiều hơn, chia sẻ kiến thức của họ với những người khác và xây dựng một văn hóa giao tiếp tuyệt vời.

Các yếu tố trò chơi hóa như hệ thống điểm, bảng thành tích, huy hiệu có thể giúp bạn đo lường xem ai trong số những nhân viên hàng đầu của bạn đang đóng góp nhiều hơn trong công việc.

Thông thường, những người này được thúc đẩy bởi sự công nhận của đồng nghiệp, một “vị trí” cao hơn trong công ty bạn.

Đừng bỏ lỡ cơ hội để tận dụng tối đa tinh thần và sự đóng góp của họ!

4. Tạo ra những phần thưởng sáng tạo và bất ngờ

Phần thưởng phải liên quan đến sự công nhận và thăng tiến trong sự nghiệp: lời cảm ơn trong cuộc họp công ty, một phiếu quà tặng, cơ hội nghề nghiệp mới, v.v. Hãy đảm bảo rằng bạn không lặp đi lặp lại cùng một kế hoạch và phần thưởng để giữ cho nó thú vị!

Với tính năng công nhận của Tribee, bạn có thể dễ dàng gửi lời đánh giá cao đến đồng nghiệp và nhân viên của mình.

5. Theo dõi chặt chẽ tiến độ

Trong trò chơi hóa, hệ thống theo dõi là một phần không thể thiếu vì những lý do sau:

- Cho phép người tham gia biết họ có đang làm tốt thế nào so với những người khác và tìm cách cải thiện.
- Giúp người lãnh đạo xem xét hiệu quả của các yếu tố gamification đối với hoạt động kinh doanh.
- Xác định những nhân viên thảnh thơi và hiệu quả công việc thấp. Đào tạo họ hoặc giúp họ tìm ra các cơ hội nghề nghiệp khác cho họ.
- Xác định và khen thưởng những nhân viên gắn bó nhất, có hiệu suất cao nhất.

Chúng tôi hy vọng bạn có thể thành công và thúc đẩy kết quả kinh doanh cao hơn bằng các phương pháp gamification. Liên hệ và theo dõi Tribee để biết thêm về gamification!